𝗕𝗶́ 𝗾𝘂𝘆𝗲̂́𝘁 𝗼̂̉𝗻 đ𝗶̣𝗻𝗵 𝘁𝗮̂𝗺 𝗹𝘆́ 𝗴𝗶𝘂̛̃𝗮 đ𝗮̣𝗶 𝗱𝗶̣𝗰𝗵

covid19 Th07 27, 2021

55,845 số ca nhiễm trên cả nước tính đến sáng ngày 19/7 là con số kỷ lục đáng báo động trong tất cả các đợt dịch Covid tại Việt Nam cho đến nay.Sau đây là những phương pháp để duy trì một sức khỏe tâm lý vững vàng để đối mặt với đại dịch:

𝟭. 𝗡𝗵𝗮̣̂𝗻 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁 𝗻𝗼̂̃𝗶 𝗹𝗼 𝗰𝘂̉𝗮 𝗯𝗮̉𝗻 𝘁𝗵𝗮̂𝗻 𝘃𝗮̀ 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁 đ𝗶𝗲̂̉𝗺 𝗱𝘂̛̀𝗻𝗴

Trước đại dịch, phản ứng lo âu là bình thường. Tuy nhiên, thay vì bị cuốn vào vòng xoáy lo âu thái quá và không hồi kết, bạn hãy chủ động nhận biết nguồn gốc của các nỗi lo âu, tìm ra giải pháp tương ứng, và biết khi nào cần phải dừng lo toan.

𝟮. Đ𝘂̛̀𝗻𝗴 đ𝗲̂̉ 𝗰𝗮̣̂𝗽 𝗻𝗵𝗮̣̂𝘁 𝘁𝗿𝗲̂𝗻 𝗺𝗮̣𝗻𝗴 𝘅𝗮̃ 𝗵𝗼̣̂𝗶 𝗰𝘂𝗼̂́𝗻 𝗯𝗮̣𝗻 𝘃𝗮̀𝗼 𝘃𝗼̀𝗻𝗴 𝘅𝗼𝗮́𝘆 𝗹𝗼 𝗮̂𝘂Nếu bạn đang dành quá nhiều thời gian mỗi ngày để cập nhật trên Facebook, và các cuộc tranh luận vô tiền khoáng hậu về dịch bệnh đang làm bạn cảm thấy hỗn loạn, thì có lẽ bạn cần một điểm dừng. Bạn nên giới hạn việc cập nhật tin mới. Bạn có thể ngừng theo dõi các trang, nhóm, thậm chí là cá nhân đăng nhiều tin bài, bình luận tiêu cực, thái quá. Hãy tìm cho mình các nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy.

𝟯. 𝗟𝗮̀𝗺 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗴𝗶̀ 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉, 𝘃𝗮̀ đ𝘂̛̀𝗻𝗴 𝗰𝗼̂́ 𝗹𝗼 𝗻𝗴𝗵𝗶̃ 𝗻𝗵𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗵𝗼̛𝗻

Bạn đã:

– Giữ vệ sinh cá nhân, như rửa tay bằng xà phòng và nước, vệ sinh điện thoại và tay nắm cửa, ăn chín uống sôi?

– Hạn chế giao tiếp xã hội (social distancing)

– không đến nơi đông người, không đi ăn quán, hay thậm chí là làm việc từ xa hoặc nghỉ học?

– Chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm? Giữ miễn dịch tốt bằng việc ăn uống đầy đủ, tập luyện và bổ sung khoáng chất? Chuẩn bị cho gia đình và người thân? Lên kế hoạch cho tình huống xấu?

Nếu bạn đã làm những điều trên (và nhiều hơn nữa), thì bạn đã làm những gì có thể rồi.

𝟰. 𝗚𝗶𝘂̛̃ 𝘃𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗹𝗶̣𝗰𝗵 𝘀𝗶𝗻𝗵 𝗵𝗼𝗮̣𝘁 𝗹𝗮̀𝗻𝗵 𝗺𝗮̣𝗻𝗵

Tập thể dục, ăn uống điều độ và đủ chất, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước. Những điều này không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp điều hoà sức khoẻ tâm lý. Cơ thể khoẻ mạnh, não bộ được nghỉ ngơi sẽ tạo điều kiện cho các hormones điều khiển cảm xúc được ổn định. Thiền định và các bài tập chánh niệm (mindfulness) cũng có thể giúp bạn bình tâm và điều tiết cảm xúc tốt hơn.

𝟱. 𝗖𝗵𝗶𝗮 𝘀𝗲̉, 𝗻𝗵𝘂̛𝗻𝗴 đ𝘂̛̀𝗻𝗴 đ𝗮̣̆𝘁 𝗴𝗮́𝗻𝗵 𝗻𝗮̣̆𝗻𝗴 𝗹𝗲̂𝗻 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗵𝗮̂𝗻

Nếu bạn đang quá tải vì lo lắng, đừng tìm đến ai đó đang hoảng sợ như bạn. Nói chuyện với những người thân có cùng mối lo âu sẽ tạo nên hiệu ứng “buồng vang” (echo chamber) – sự lo lắng cộng hưởng và trở nên tệ hơn. Hãy tìm đến ai đó có góc nhìn khác về vấn đề, có thể phân tích sự lo âu của bạn và đưa ra các lời khuyên thực tế.

𝟲. 𝗖𝗵𝗮̂́𝗽 𝗻𝗵𝗮̣̂𝗻 𝗹𝗼 𝗮̂𝘂 đ𝗲̂̉ 𝘁𝗮̣̂𝗽 𝘁𝗿𝘂𝗻𝗴 𝘃𝗮̀𝗼 𝗵𝗮̀𝗻𝗵 đ𝗼̣̂𝗻𝗴

Bạn không có lỗi khi cảm thấy lo âu. Với sự cân bằng và kiểm soát hợp lý, lo âu là động lực để chúng ta hành động. Cần hiểu rằng suy nghĩ tiêu cực là một phần của cuộc sống, và cách giải quyết tốt nhất là chấp nhận, học từ chúng, và từ đó hành động dựa trên những mục tiêu lớn hơn.

Theo Vietcetera

Hãy cùng Serepok giữ gìn sức khoẻ để trở lại mạnh mẽ hơn sau mùa dịch này nhé!

Tags